NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HOẠT CHẤT AHA, BHA và PHA TRONG SKINCARE

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về công dụng tuyệt vời của hoạt chất AHA, BHA và PHA trong skincare. Nhưng bạn có thực sự hiểu về chúng và lựa chọn đúng sản phẩm chuyên dùng hay chưa. Tìm hiểu rõ thành phần ngay từ ban đầu, chính là bước đệm hữu ích mang lại hiệu quả cho làn da. Mỗi hoạt chất có một đặc điểm công dụng riêng và mức độ tác động khác nhau. Cùng đọc qua bài viết Những điều cần biết về hoạt chất AHA, BHA và PHA trong skincare để nâng cao kiến thức bản thân và lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Hình. Những điều cần biết về hoạt chất AHA, BHA và PHA trong skincare

Đây là các thành phần quen thuộc trong điều trị da và xuất hiện trong nhiều mỹ phẩm hiện nay. Nếu xem xét về mức độ tác động trên da thì AHA là hoạt chất mạnh nhất, tiếp theo là BHA và cuối cùng là PHA.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, cơ chế hoạt động, công dụng sau đây:

Hoạt chất AHA là gì? Cơ chế và công dụng?

AHA (tên đầy đủ là Axit Alpha Hydroxy) là một nhóm các hợp chất hóa học gồm Axit Cacboxylic được thay thế bởi nhóm Hydroxyl trên Carbon liền kề. AHA là hoạt chất được sử dụng rất phổ biến trong liệu trình trị mụn, dưỡng da nhờ khả năng tái tạo lớp tế bào da tầng trên cùng hiệu quả. Hoạt chất này được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da như toner, kem dưỡng da.

Một số thành phần AHA phổ biến: Citric Acid, Glycolic Acid, Hydroxycaproic Acid, Hydroxycaproic Acid, Lactic Acid, Malic Acid, Tartaric Acid…

Cơ chế hoạt động của AHA: Hoạt chất AHA không tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da. Không thấm sâu vào da nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành sứ mệnh tái tạo làn da mới nhanh chóng. Có thể nói, AHA giúp phá vỡ cấu trúc tế bào sừng già cỗi, xỉn màu và thúc đẩy sản sinh tế bào mới. Mang lại làn da khỏe, mịn màng, không tì vết.

Công dụng của hoạt chất AHA

  • Khả năng tẩy tế bào chết và dưỡng mịn da nhanh chóng
  • Giảm tác hại của ánh nắng mặt trời đến làn la
  • Hỗ trợ điều trị mụn
  • Cải thiện tình trạng sạm nám
  • Giảm nếp nhăn trên da giúp da tươi trẻ và chống lão hóa
  • Tăng cường sản sinh collagen, loại bỏ sợi collagen cũ
  • Dành cho làn da khô ráp, thâm sạm, lão hóa, xỉn màu

Hình. Công dụng của hoạt chất AHA

Sản phẩm gợi ý có chứa hoạt chất AHA

Sale
1,620,000
Sale
Sale
1,800,000

Hoạt chất BHA là gì? Cơ chế và công dụng?

BHA (tên đầy đủ là Axit Beta Hydroxy) là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức Axit Cacboxylic và nhóm chức Hydroxy được phân tách bằng hai nguyên tử Carbon. Vì hoạt chất BHA là một axit gốc dầu, được chiết xuất từ vỏ cây Willow Bark (vỏ cây liễu) nên BHA tan trong dầu chất béo và không tan trong nước. Điểm khác biệt so với AHA là BHA có khả năng tan trong dầu và làm sạch sâu trong lỗ chân lông. Đây là một thành phần làm sạch siêu hiệu quả thường có trong các sản phẩm như toner, nước tẩy trang, xịt khoáng..

Một số thành phần BHA phổ biến: Salicylic Acid, Citric Acid,…

Cơ chế hoạt động của hoạt chất BHA: Hoạt chất BHA tan trong dầu, làm sạch sâu trong lỗ chân lông. Từ đó, loại bỏ bã nhờn thừa và kiểm soát tuyến dầu hiệu quả.

Công dụng của BHA

  • Làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông
  • Cải thiện tình trạng mụn, làm mờ thâm mụn
  • Chống lão hóa da
  • Cải thiện kết cấu da săn chắc
  • Tẩy tế bào chết, cải thiện tình trạng da sần sùi, kém mịn màng
  • Giảm tối đa tình trạng rối loạn sắc tố da
  • Dành cho làn da dầu, kèm theo vấn đề mụn, sạm, nám nhẹ

 

Hình. Công dụng của hoạt chất AHA

Sản phẩm gợi ý có chứa hoạt chất BHA

Hoạt chất PHA là gì? Cơ chế và công dụng?

PHA (tên đầy đủ là Polyhydroxy Acid) được xem là một thế hệ acid thứ 3 có công dụng tương tự như BHA, AHA. Tuy nhiên, thành phần khá lành tính vì kết cấu phân tử lớn hơn AHA và BHA. Vì thế PHA được ưu ái vào chu trình skincare cho làn da nhạy cảm, mỏng yếu. Giúp phát huy tác dụng trên bề mặt biểu bì da mà không làm tổn thương các tầng phía dưới. Mặc dù PHA rất phù hợp với da nhạy cảm nhưng bạn vẫn nên cẩn thận nếu đã quen thuộc với các sản phẩm dưỡng da cũ.

Một số thành phần AHA phổ biến: Gluconolactone, Lactobionic Acid,…

Cơ chế hoạt động của PHA: Cách hoạt động của PHA chủ yếu dựa vào cơ chế lột mang đến hiệu quả không tốt như AHA. Tuy nhiên, lại hạn chế tình trạng kích ứng da. Điều này có thể giải thích thông qua kích thước phân tử của PHA lớn hơn nên rất khó để thẩm thấu sâu vào bề mặt da.

Công dụng của PHA

  • Tăng cường độ ẩm cho làn da
  • Hạn chế sản sinh hắc sắc tố melanin gây sạm nám
  • Ngăn chặn quá trình lão hóa da
  • Tăng sinh collagen
  • Làm sạch da và ngăn ngừa mụn hiệu quả
  • Chống oxy hóa cao, giảm thiểu tác hại và bảo vệ da khỏi các gốc oxy hóa tự do.
  • Dành cho những làn da nhạy cảm có xuất hiện lão hóa

Hình. Công dụng của hoạt chất PHA

Sản phẩm gợi ý có chứa hoạt chất PHA

Lưu ý quan trọng khi sử dụng các hoạt chất AHA, BHA và PHA

  • Hiệu quả có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người
  • Bạn sẽ cảm thấy châm hít, nóng ran trong lần đầu sử dụng, sau một thời gian, hiện tượng này sẽ giảm dần vì làn da đã quen với hoạt chất.
  • Với lần đầu sử dụng các hoạt chất này, bạn nên bắt đầu với nồng độ thấp nhất. Nên thoa sản phẩm lên vùng da nhỏ để xem khả năng hấp thụ của da nhằm hạn chế kích ứng .
  • Lần đầu sử dụng, sử dụng với tần suất thấp (1-2 lần/tuần) sau đó dần tăng tần suất lên (3-4 lần/tuần)
  • Bạn nên tích cực bổ sung các sản phẩm có chứa các hoạt chất phục hồi da như Ceramides, Cholesterol, Kinetin, Panthenol (vitamin B5) hoặc Colloidal Oatmeal.
  • Luôn luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, tránh nắng và trang bị quần áo bảo vệ da tối đa.
  • Nếu trường hợp sử dụng hoạt chất AHA, BHA, PHA với Retinoic Acid (Re/Tre) thì nên chia ngày xen kẽ để tránh phản tác dụng lẫn nhau

Hy vọng với bài chia sẻ trên, có thể giúp bạn hiểu được bạn hiểu được AHA, BHA, PHA là gì, có tác dụng như thế nào trên da. Dựa trên những kiến thức hữu ích này, bạn sẽ thông minh trong chu trình skincare của mình. Thấu hiểu làn da nhanh chóng trở nên khỏe đẹp và rạng rỡ.